An Thắng Cán đích xây dựng nông thôn mới trước thời hạn

23-12-2014 1881

(Đài An Lão) Là một trong tám xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của TP, xã A Thắng về đích 19/19 tiêu chí bằng việc tập trung hoàn thành tiêu chí về giao thông nội đồng. Về An Thắng hôm nay, mọi người có thể cảm nhận rõ sự đổi thay với những ngôi nhà cao tầng, đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, trường học khang trang, đời sống người dân ngày một nâng lên.

Đây là địa phương đầu tiên của huyện hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cán đích trước thời gian đề ra.

An Thắng được chọn là xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện. Sau hơn 4 năm triển khai, hiện xã An Thắng đã đạt 19/19 tiêu chí chuẩn NTM. Bước vào thực hiện chương trình XDNTM, qua khảo sát đánh giá thực trạng, xã An Thắng đã cơ bản đạt 7/19. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến hết năm 2013 xã An Thắng đã cơ bản hoàn thành 15/19 tiêu chí còn lại 4 tiêu chí hoàn thành năm 2014. Đến hết tháng 11 năm 2014 xã An Thắng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Có đc kết quả trên, Ngay từ những ngày đầu,  xã đã ban hành Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011-2014. Thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban với 16 thành viên, Ban Quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành lập 11 Ban phát triển thôn với 110 thành viên. Trên cơ sở đó xã tiến hành khảo sát lập quy hoạch và lập Đề án xây dựng nông thôn mới, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, thông qua UBND huyện ra Quyết định phê duyệt đề án để làm cơ sở pháp lý cho Ban quản lý XDNTM xã triển khai thực hiện.  Ban quản lý XDNTM xã phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trong xã tuyên truyền qua các buổi nói chuyện và phát động phong trào của từng ban ngành về nhiệm vụ trọng tâm, việc làm nổi bật của năm, các cá nhân, tấm gương có thành tích xuất sắc trong phong trào XDNTM. Qua công tác tuyên truyền vận động, ý thức của người dân được nâng lên, người dân hiểu rõ việc XDNTM là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Mục tiêu XDNTM chủ yếu là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và người dân có vai trò là chủ thể quan trọng. Từ đó đã tích cực tham gia thể hiện qua các việc làm như: hiến đất, công trình, đóng góp tiền, ngày công lao động làm đường giao thông, công trình thủy lợi, nhà văn hoá thôn, sân vận động.., áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó, xã còn tổ chức tập huấn các lớp cho cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển thôn. tổ chức cho cán bộ xã, thôn tham quan học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi như xã Thanh Tân, xã Đông Quan tỉnh Thái Bình và những mô hình cách làm hay ở một số địa phương. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát tại cộng đồng đối với đội ngũ cán bộ xã, thôn, các đoàn thể về XDNTM. Đồng thời, xã tập trung chỉ đạo vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả như: Mô hình nuôi cá cảnh tại thôn Xuân Sơn 2 với diện tích khoảng 5ha đã giải quyết được việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn tại khu vực Đồng Chiều thôn Bách Phương. Đưa một số giống cây vụ Đông như Khoai tây, Dưa chuột, Cà chua… giúp bà con nâng cao thu nhập và tận dụng thời gian lao động nông nhàn tại địa phương. Thực hiện đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp như thành lập tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp, đầu tư trang thiết bị như máy cấy, máy gặt và máy làm đất. Mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại gia súc, gia cầm của một số hộ gia đình trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ gia đình có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm như hộ ông Nguyễn Đình An, ông Hoàng Tri Vinh... Ngoài ra, xã còn có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khoảng 45ha cho sản lượng thu hoạch trên 130 tấn/năm đã nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nuôi cá và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.  Hội nông dân, hội CCB, hội phụ nữ xã với phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn bằng con giống, vật nuôi. Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh có mô hình tiết kiệm và góp kinh phí trong các hội viên để hỗ trợ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn. Một số doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân như Công ty Áo mưa Thủ đô vàng, Công ty TNHH Tam Long với chủ quản là người địa phương đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đã và đang tạo việc làm cho hơn 400 lao động là con em nhân dân địa phương với mức thu nhập trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất đã tiếp nhận và chuyển giao 02 dự án: Dự án nuôi cá cảnh tại thôn Xuân Sơn 2, Dự án nước sạch nông thôn tại nhà máy nước Trường Nam. Hỗ trợ 2,3 tấn lúa giống; tổ chức 18 cuộc hội thảo về phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa và cây ăn trái cho 420 hộ nông dân tham gia. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về XDNTM 4 lớp cho 36 người. Qua đó, đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả.

Do làm tốt các bước chuẩn bị, nhất là xây dựng được đề án sát, đúng, phù hợp với thực tế, nhu cầu của địa phương và nguyện vọng của nhân dân. Chương trình NTM mới của An Thắng, sau 4 năm triển khai đã thu được những kết quả ngoài mong đợi, tính đến hết tháng 11/2014, tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã cho xây dựng NTM đạt hơn 80 tỷ đồng. trong đó ngân sách trung ương chiếm 3,9%, ngân sách thành phố: chiếm 39,7%, ngân sách huyện chiếm  18,7%, ngân sách xã: chiếm  1,2%, vốn vay tín dụng chiếm 6,1%, doanh nghiệp ủng hộ chiếm 9,3%, nhân dân đóng góp  chiếm 21,1%. Số kinh phí trên, ngoài dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, còn được đầu tư vào phát triển kinh tế. Về cơ sở hạ tầng, đến nay, toàn xã đã cơ bản hoàn thành mục tiêu bê tông hoá đường giao thông nông thôn và hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng (trong đó, riêng giao thông nông thôn 30km). Về cơ sở văn hoá, đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhà văn hoá đa năng, khu thể dục thể thao, các nhà văn hoá thôn, cổng chào, hệ thống trường học, trạm điện, y tế… Cùng với đó, xã đã phát động nhân dân đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ, nước sạch, sửa chữa cầu cống, thu gom rác thải… qua đó, tạo nên diện mạo nông thôn mới với môi trường sạch đẹp, văn minh và nếp sống văn hoá trong các khu dân cư, xứng đáng danh hiệu xã văn hoá cấp huyện.  Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 100 % đc cấp điện. Nâng cấp, sửa chữa 7 trạm biến áp. với công suất 1.040KVA. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn thường xuyên là 2021 hộ đạt 100% .100% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng 1 điểm chợ tập trung theo quy hoạch XDNTM bằng nguồn vốn xã hội hoá với diện tích khoảng 1 ha. Chợ được quy hoạch, phân khu bán hàng, có mái che thuận tiện cho các hộ kinh doanh và việc mua bán của nhân dân. Chợ có ban quản lý và quy chế hoạt động ngay khi đưa vào sử dụng. Tại các cửa hàng bán hàng có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người dân tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa. Thực hiện Chương trình 167 đã hỗ trợ hộ nghèo về xây dựng nhà ở được 25 căn, đồng thời vận động từ nhiều nguồn đã xây dựng 4 căn nhà tình thương, 2 căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở. trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát; đối với nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng có 1926/2021căn, chiếm 95,2%.  tổng thu nhập của cả xã đã với số tiền là 180 tỷ 408 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 24,05 triệu đồng/người/năm trong năm 2013. Trong đó, thu từ trồng trọt là 42 tỷ 626 triệu, chăn nuôi 17 tỷ 870 triệu, thuỷ sản  5 tỷ 466 triệu ,sản xuất kinh doanh cá thể 39 tỷ 214 triệu, tiền lương, công và các khoản thu khác 75 tỷ 322 triệu. qua 03 năm đã có 45 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2013 còn 2,94%. 

 Trong 3 năm qua, đã tổ chức được 10 lớp đào tạo nghề cho người lao động (06 lớp nông nghiệp và 04 lớp phi nông nghiệp bao gồm nấu ăn, may mặc...) với số lượng 310 học viên. Qua học nghề 70% số học viên tìm được việc làm ổn định hoặc áp dụng ngay vào sản xuất để nâng cao thu nhập (tiêu chí 40%). Đảng ủy, UBND xã cũng tạo mọi điều kiện để cán bộ công chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng CSXH huyện hỗ trợ cho nhiều sinh viên và gia đình vay vốn.

 Xây dựng 1 bãi rác tập trung cho toàn xã tại thôn Quyết Tiến với diện tích khoảng 1ha. Bãi rác có vị trí nằm cách xa khu dân cư. UBND xã thông qua các hội và đoàn thể tuyên truyền vận động người dân xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách như phân ra từng loại rác đốt, đào hố bỏ rác vào khi đầy lấp đất lại... Đến nay đã vận động 100% hộ không đổ rác vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải tại nhà. Xã có 1 tổ thu gom rác với 7 lao động, 7 xe gom rác và một xe cơ giới. Hàng tuần, tổ thu gom rác thực hiện việc thu gom vào 2 ngày là thứ 2 và thứ 6. Việc thu gom đã đem lại cho cảnh quang đường làng ngõ xóm sạch đẹp.

Bài học cho sự thành công trong xây dựng NTM của An Thắng chính là sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự tin tưởng, đồng thuận của người dân. An Thắng hôm nay đã có sự đổi thay, khởi sắc theo hướng văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của một vùng quê có bề dầy truyền thống.

                                                                                                        Lc

Ý kiến bạn đọc (0)