Hoàng Giáp Lê Khắc Cẩn

09-11-2013 2887

Danh nhân, nhà thơ yêu nước của Hải Phòng Huyện An Lão thành phố Hải Phòng có những gia đình có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi thời phong kiến.

Đó là câu chuyện về Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn, người làng Hạnh Thị xã An Thọ, huyện An lão. Xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng có chí học hành, ông đỗ đầu khoa hương, hội và đỗ thứ nhì thi đình. Ông là người có tài văn học, trước tác để lại nhiều. Đây là người duy nhất của thành phố đỗ tiến sĩ (Đệ nhị Giáp tiến sĩ hay còn gọi là Hoàng Giáp) dưới Triều Nguyễn. Con trai ông, Lê Mạnh Phả đỗ cử nhân.

Xin giải thích qua về danh hiệu Hoàng Giáp. Thời phong kiến Việt Nam trong 3

kỳ thi thuộc hệ thống khoa cử (Thi Hương thi Hội, thi Đình) thì danh hiệu trong kỳ thi Đình là vẻ vang hơn cả. Trong kỳ thi Đình người đỗ được chia làm 3 thứ hạng Tiến sĩ như sau:

Thấp nhất là Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân. Cao hơn là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (còn gọi là Hoàng Giáp). Cao hơn cả là Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ mà đứng đầu bảng này là Tam khôi: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.

 Lê Khắc Cẩn đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ trong kỳ thi Đình thời nhà Nguyễn (thời này không lấy học vị Trạng Nguyên mà chỉ có Bảng nhãn, Thám hoa)       

Sau khi thi đỗ ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Đường làm quan ông nổi tiếng với sự nghiệp văn chương mà trong đó thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc. Hiện tại Viện Hán nôm còn giữ 4 tập thơ văn Hán chữ Hán của ông mang tên hiệu Hải Mạnh văn phái. Tại hội thảo ở Văn miếu Quốc tử giám năm 2003 Lê Khắc Cẩn được suy tôn là Danh nhân, nhà thơ yêu nước.

Vài nét về thân thế, sự nghiệp Lê Khắc Cẩn:

Lê Khắc Cẩn sinh năm Quý Tỵ (1833), mất năm Giáp Tuất (1874).

Lê Khắc Cẩn đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất (1862), mới ba mươi tuổi, cũng là người thành đạt sớm. Ông được vua Tự Đức yêu mến đổi tên cho, lại giữ làm việc ở những cơ quan gần vua như Viện Tập hiền, Tòa Kinh diên, sau đó mới chuyển đi làm Tri phủ, án sát, rồi Bố chính. Lê Khắc Cẩn chứng kiến gần trọn nửa sau thế kỷ XIX, thời kỳ đất nước gặp nhiều gian truân, tác động mạnh mẽ đến con đường lập thân và thử thách nhân cách kẻ sĩ. Không rõ ông có về hưu hay không nhưng khoảng những năm tám mươi của thế kỷ XIX ông sống ở vùng hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Những bài thơ ông sáng tác trong thời gian này được PGS. TS. Trần Bá Chí tuyển dịch trong Thơ văn Lê Khắc Cẩn(4), khoảng một trăm bài, chủ yếu là thơ tặng đáp. Đối tượng được nhắc đến trong các bài thơ đó chủ yếu là quan chức, các nhân vật trọng yếu đương thời.

Theo các nhà sử học, Lê Khắc Cẩn 'luôn luôn đứng về phe chủ chiến, chống lại bọn thực dân Pháp', 'là người thực lòng yêu nước thương dân, muốn làm hết mọi việc khi sức khỏe còn cho phép' (Lời mở đầu sách Thơ văn Lê Khắc Cẩn). Phẩm chất và ý tưởng ấy của ông có dịp bộc lộ nhiều trong các tập thơ, và văn, viết trong thập niên tám mươi tuy không nói được nhiều nhưng cũng thể hiện được khá rõ nét tâm sự ấy của ông. Có lẽ thời gian này Lê Khắc Cẩn không còn tham gia chính sự nữa, trước mọi sự biến của Hà Thành ông nhìn nhận với cách nhìn của người dân và chia sẻ hoạn nạn với dân. Trong thơ ông thể hiện nỗi thấp thỏm lo âu vì đất nước đang bị họa xâm lăng đe dọa.

Lê Khắc Cẩn cầu mong Pháp sẽ bị đánh thua, phải rút chạy. Và ông rất xót xa khi từng miền của đất nước bị rơi vào tay giặc. Ông nghĩ đến biên thùy phía Nam mà nước mắt chảy trànnnn. Ông nghĩ việc nghị hòa là do các bậc thày, bậc trưởng, còn chiến thư thì không thoát khỏi tay của đạo Nho lúc này Đạo Nho cùng hay thông, năm tháng cứ tuần tự qua, bận hay nhàn thì có làm gì được trong thời thế nàyyyy (Ngô đạo cùng thông tuế tự qua, Mang nhàn tranh nại thử thời hà - Tết Đoan Ngọ uống rượu một mình nhớ Chi Lân). Song dù vậy ông vẫn trông chờ những tài năng kinh bang tế thế trong đám đồng sự của ông và càng kính trọng, thương xót những người đã quyên sinh vì đất nước. Hà Thành thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết, ông không ngại hiểm nguy Khóc trước mộ Tổng đốc Hoàng Diệu:

Thơ Lê Khắc Cẩn không nhiều nhưng cũng không phải quá ít. Ông làm thơ chữ Hán vào thời điểm mà Nho học và văn học nhà Nho cũng không còn thịnh vượng, đang dần đi vào thế bế tắc. Khó có thể đòi hỏi ông có những đóng góp gì nhiều về mặt nghệ thuật, song đó là bộ phận văn học theo sát tình hình thời sự. Chẳng những qua đó người đọc có thể thấy được phần nào hiện tình của đất nước mà còn có thể hiểu được sự phân hóa, trạng thái tư tưởng và nhân cách tầng lớp kẻ sĩ một thời

Để tưởng nhớ một danh nhân, nhà thơ yêu nước của Hải Phòng, ngày 20/3/2008 UBND thành phố Hải phòng ban hành quyết định số 448 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đền thờ Lê Khắc Cẩn tại xã An thọ huyện An Lão Công trình đền thờ tiến sĩ nhà thơ yêu nước song Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn có diện tích sử dụng đất 11.500m2. Trong đó đền thờ chính 173,5m2, nhà tả và hữu giải vũ có diện tích mỗi ngôi nhà 86,3m2, nhà bia tam quan và các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà như: Hồ sen, tường bao, sân nội bộ, cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nướcccc Tổng mức đầu tư dự án 10,5 tỷ đồng. Chủ yếu bằng nguồn hoạt động của các tổ chức, cá nhân, dòng họ. Ngoài ra ngân sách thành phố còn hỗ trợ một phần. Dự án có tiến độ thực hiện từ năm 2008 đến 2012. Hiện tại dự án đã và đang được thi công các hạng mục công trình. Huyện An lão tích cực tập trung cao quản lý, điều hành thi công công trình đảm bảo kỹ, mỹ thuật, đúng tiến độ. Thực hiện tốt việc bảo tồn các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật theo quy định của luật di sản văn hoá 'Dự án đề thờ tiến sĩ, nhà thơ'

(Nguồn: Theo tạp chí Hán-Nôm số 4/2003 và Cổng thông tin ĐT Thành phố Hải Phòng)

 

 

Ý kiến bạn đọc (0)