(Đài An Lão) Nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố không xa khoảng 20 Km. Từ xưa huyện An Lão có tầm quan trọng vị thế chiến lược về an ninh quốc phòng. Huyện An Lão hiện có 17 xã, thị trấn với số dân hơn 13 vạn người. Vùng đất An Lão đã có từ thời vua hùng dựng nước như một vùng đất cổ. Huyện luôn có tên trong các thời kỳ lịch sử. Từ trước thế kỷ thứ 19 huyện thuộc phủ kinh môn. Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi như: Sông Lạch Tray, Văn Úc, Đa Độ, còn là trữ lượng nước lớn phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Đường bộ đến nay có: Quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và một số tỉnh lộ, huyện lộ đi qua. Nằm ở vùng châu thổ An Lão còn có đồi núi tạo nên cảnh trí thiên nhiêm kỳ thú. Đặc biệt như khu di tích Lịch sử danh thắng Núi Voi, núi Xuân Sơn. Qua các cuộc khảo sát, điều tra nghiêm cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên dưới 2500 năm người Việt Cổ đã cư trú sinh sống ở Núi Voi.
Ngược dòng lịch sử ngay từ thời Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược nước ta. Những cư dân nghĩa binh An Lão đã đứng lên dưới ngọn cờ đại nghĩa chống các thế lực xâm lăng. Cũng từ xa xưa nhân dân An Lão đã kiên cường chống chọi với thiên tai bão tố. Cộng đồng làng xã bền bỉ khai xăng lập ấp gây dựng làng xóm. Là vùng đất nghèo nhưng người dân An Lão có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến đã có tiến sỹ Hán học Cao Toàn và tên tuổi Thái học sinh Bùi Mộng Hoa. Đặc biệt là Trạng nguyên Trần Tất Văn, con trai là tiến sỹ Trần Tảo. Gia đình Tam tiến sĩ , nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn. An Lão cũng là vùng quê giàu truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc như: Hệ thống các đình, đền chùa ở các địa phương. Hiện nay nhiều địa danh đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, cấp thành phố. Nhiều lễ hội làng và trò chơi dân gian vẫn được giữ gìn, duy trì đến ngày nay. Nhiều phong tục tập quán, thuần phong, mũ tục tốt đẹp được bảo lưu. Người dân An Lão từ lâu luôn có tinh thần đoàn kết, keo sơn, gắn bó, đạo lý thủy chung uống nước nhớ nguồn. Tình làng nghĩa xóm như một sợ chỉ xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Người dân An Lão còn thể hiện tinh thần yêu lao động, cần cù siêng năng. Mỗi mảnh đất làng quê hôm nay là thành quả của quá trình cải tạo, vun đắp, dựng xây. Đất và người An Lão đồng hành bên nhau trong quá khứ và hiện tại dựng xây quê hương.
Dưới chế độ thực dân phong kiến nhân dân An Lão như bao làng quê khác chịu cảnh áp bức, cơ hàn một cổ hai tròng. Đó là chính sách cưỡng bóc ruộng đất siêu cao, thuế nặng, bóc lột địa tô cao. Đẩy nông dân đến sự bần cùng. Trong đói khổ lầm than nhân dân An Lão đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin, sẵn sàng đứng lên làm cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng bản thân. Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời như ngọn đèn pha chiếu rọi cả dân tộc ta thức tỉnh con đường cứu nước chỉ có thể là con đường cách mạng. Lá cờ của Đảng sớm tung bay ở những vùng quê An Lão. Và cũng từ đó mọi người dân An Lão đã nguyện một lòng đi theo đảng vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam vượt qua những thác ghềnh, sóng gió. Trải qua nhiều cao trào cách mạng giai đoạn 1930-1945. Để rồi cách mạng Việt Nam đã được dâng cao bằng cuộc tổng khởi nghĩa Mùa thu năm 1945. Nhân dân An Lão nô nức đứng lên dưới ngọn cờ của mặt trật Việt Minh lật đổ chế độ thực dân, tay sai phong kiến, giành chính quyền cách mạng về tay. Sự kiện đêm ngày 16 rạng ngày 17/8/1945 lực lượng tự vệ chiến khu cách mạng Câu Trung đi giành chính quyền là một mốc son lớn của huyện nhà. Từ đây nhân dân An Lão bước vào 1 giai đoạn cách mạng mới của dân tộc, đi tiếp chặng đường lịch sử với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng quê hương đất nước./.
Vũ Hợp