“ Cầu nối” đến người khuyết tật và trẻ mồ côi

25-07-2018 1490

 (Đài An Lão) Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người khuyết tật, trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng vươn lên trong cuộc sống là hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội và ý nghĩa nhân văn sâu sắc; là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận thức được ý nghĩa to lớn này, thời gian qua, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi huyện An Lão đã khẳng định vai trò, vị trí của Hội và là cầu nối, địa chỉ tin cậy của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật và trẻ mồ côi, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

Huyện An Lão có 17 xã thị trấn, với tổng dân số trên 14,3 vạn người. Trong đó người bị khuyết tật 3.567 người chiếm 0,25 dân số, trẻ em mồ côi 388 cháu chiếm 1% tổng số trẻ em dưới 16 tuổi của huyện. và đa số, người khuyết tật, trẻ mồ côi đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhằm bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người khuyết tật, trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện luôn dành sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia khó khăn với người tàn tật, trẻ mồ côi. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước, luật người khuyết tật, luật trẻ em và các văn bản liên quan thông qua hình thức chuyên đề, tạo đàm, gặp mặt, tháng hành động vi trẻ em, diễn đàn trẻ em, tuyên truyền trên các phượng tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc người tàn tật trẻ mô côi. Trong 5 năm qua, các cấp hội đã tổ chức vận động ủng hộ các hoạt động bảo trợ với số tiền 600 triệu đồng. Hội đã tham mưu cho UBND huyện tặng quà cho 1.785 lượt người tàn tật nhân dịp tết nguyên đán với tổng kinh phí 1,2 tỷ động, vận động các nhà tài trợ ủng hộ, tặng trực tiếp cho các đối tượng được 425 xuất tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Thường xuyên thăm tặng, trợ giúp người tàn tật, trẻ mồ côi về hàng hóa, tiền mặt, phương tiện đi lại, xây tặng nhà nhân ái. Trong đó hội  tiếp nhận 60 xe lăm từ hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố tặng cho người tàn tật trên địa bàn huyện. Tặng 98 xuất học bổng trị giá 490 triệu đồng, hỗ trợ xây mới nhà ở cho 2 hộ có người tàn tật, tổng kinh phí 80 triệu đồng. Phối hợp với hội người mù tặng 427 xuất quà trị giá 128 triệu đồng, tổ chức cho hội viên người mù đóng gói tăm trẻ, thành lập 2 cơ sở xoa bóp bấm huyệt tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Phối hợp với hội CTĐ thăm tặng quà cho 7.846 người nghèo, người khuyết tật, trẻ mồ côi trị giá 800 triệu đồng. Phối hợp với hội nông dân, phụ nữ, hội nạn nhân chất độc hóa học, hội người cao tuổi, thăm tặng quà, sửa nhà ở hàng năm cho người nghèo, người khuyết tật có nhà ở chắc chắn, không dột nát, giúp cho các đối tượng vơi bớt khó khăn, tự tin vượt qua tật nguyền, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn huyện cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt thành từ các tổ chức, cá nhân. Đây là những sẻ chia kịp thời và ý nghĩa để người khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong hoạt động hiện nay, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi huyện vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: Nhận thức về  Hội, người khuyết tật và trẻ mồ côi của một số cơ quan, doanh nghiệp và ngành còn hạn chế. Công tác vận động quỹ hội còn nhiều khó khăn, hoạt động thăm tặng và trợ giúp người tàn tật, trẻ mồ côi ở cộng đồng chưa được quan tâm, còn phụ thuộc vào sự trợ giúp của thành hội, cấp ủy chính quyền huyện. Để giải quyết những tồn tại này, trong những năm tiếp theo, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi huyện sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng chuyển dần từ tiếp cận trực tiếp (trợ giúp nhân đạo) sang tiếp cận dựa trên quyền nhằm động viên người khuyết tật còn khả năng lao động không tự ti, ỷ lại mà vươn lên bằng chính bàn tay, khối óc của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống, tham gia bình đẳng các hoạt động kinh tế - xã hội. Trọng tâm công tác của Hội trong 5 năm tới, trên cơ sở các nguồn huy động từ đẩy mạnh xã hội hoá công tác giúp người khuyết tật của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng Hội sẽ triển khai chương trình sinh kế (tìm kế sinh nhai), tạo việc làm, dạy nghề cho người khuyết tật trong xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện có hiệu quả “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020“ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019 và các chủ trương, đường lối, chính sách của huyện, thành phố đối với công tác bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật và trẻ mồ côi trên địa bàn toàn tỉnh.

Có thể thấy, với vai trò, vị trí của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện, cùng với sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng thời gian qua, đã giúp cho rất nhiều người tàn tật, trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đây chính là động lực lớn lao để họ vơi đi những mặc cảm, khó khăn để vươn lên trở thành những tấm gương sống đầy nghị lực, có ích cho xã hội.

                                                                                                    Thu Hà


Ý kiến bạn đọc (0)