Giới thiệu về chùa Long Hoa

09-11-2013 5585

Chùa Long Hoa được sử sách ghi lại là cùng xây dựng với tháp Tường Long (Đồ Sơn) và hợp thành như trong tâm Phật giáo của quốc gia Đại Việt thời độc lập tự chủ. Và theo cảm đoán của các nhà sử học và theo truyền thuyết của nhân dân thôn Do Nha, xã Tân Tiến huyện An Lão (nay là huyện An Dương) cách Núi Voi chỉ vài dặm thì chùa Long Hoa do Huyền sư pháp hiệu là Non Đông (sư Tổ chùa Muống Hải Dương) người thuộc Thiền phái Tỳ-ny-đa-lưu-chi xây dựng. Sự tích về Tổ Non đông kể rằng: Tổ dùng pháp thuật vô lượng dựng 72 ngôi chùa ở xứ Đông trong một đêm. (Núi Voi - An Lão từ đây thuộc xứ Đông tức là Hải Dương ngày nay). Còn nhân dân địa phương thì truyền tụng rằng từ lâu lắm ở trên một dải đất ven chân núi Voi nhìn ra phía Núi Ngọc (phía Tây Nam) đó là nơi đắc địa nằm như hình con rống. Vì thế, nhiều gia đình quyền quí của quan lại phương Bắc nhòm ngó muốn đem mộ phần của cha mẹ hộ đến táng ở nơi ấy (ngày nay ở trong thung lũng Núi Voi vẫn còn những ngôi mộ cổ vô chủ mà các đoàn khảo sát đã tìm thấy)... Thế là bà con, nhất là các bậc cao niên trong vùng đã bảo nhau phải ngăn chặn hành động của họ không đựoc đến mảnh đất thánh, cho nên sau một thời gian vận động quyên góp, chùa Long Hoa được xây dựng ngay chính trên địa điểm đó. Qui mô lúc đaùa cũng vào hàng trung, tiểu danh lam. Đặc biệt, sau đó có cuộc đại trùng tu với qui mô lớn do con gái yêu tên là Chiêu Chinh của vua cha Trần Thánh Tông (1226 - 1400) xin tiền của Vua cha và đã làm một việc có ý nghĩa lớn. Từ đó, Long Hoa nổi tiếng ở vùng này. Những năm 1989 - 2000, Cục bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn hoá thông tin - Bảo tàng Hải Phòng và huyện An Lão đã có những cuộc khảo sát, tìm kiếm dấu vết của chùa Long Hoa. Một vài hòn đá kê chân cột và dấu tích móng chùa vẫn còn. Đặc biệt khi nghiên cứu văn hoá của chùa Bụt Mọc Tiên Hội thì thấy ghi là Tượng Phật của Chùa Long Hoa sau khi bị tàn phá được nhân dân trong vùng đem đến đây (tức chùa Bụt Mọc) lưu giữ và thờ ở đó. Những điều nói trên khẳng định rằng chùa Long Hoa có một vị trí rất quan trọng trong Trung tâm Phật giáo Núi Voi - Đồ Sơn của Quốc gia Đại Việt. Ngày nay, nhân dân trong vùng và các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà quản lý đều có mong muốn và cũng đã có chương trình tiến tới xây dựng lại ngôi chùa ở một vị trí đắc địa chân núi Voi nhìn ra Núi Ngọc này để nhân dân và các tín đồ thường xuyên được hương khói. Quả thật, Long Hoa từ xa sưa đã in vào tiềm thức của nhân dân trong vùng qua câu ca tồn tại hàng nghìn đời:

Cảnh Long Hoa bốn mùa thanh tĩnh

Đình Chi Lai trung chínhsườn non

Bốn bề chân núi dân thôn

Tiếng thiều, tiếng trúc véo von đi về

Cũng từ xa xưa ấy, người ta cứ đến thắp hương ở Long Hoa cửa Phật thì sau đó lại leo lên núi qua Đấu Đong Quân, rồi lên thăm Bàn cờ tiên. Vì vậy, ở quanh thôn xóm chân Núi Voi còn truyền tụng một đôi câu đối rất hay:

“Chào khách đến chùa thăm cảnh Phật

Mời người lên núi đánh cờ Tiên”

Biên soạn:                                                             

Đào Xuân Việp (Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão)

Ý kiến bạn đọc (0)