Thực hiện chỉ thị 15 của BTV thành ủy- 15 năm nhìn lại.

30-12-2013 2184

 (Đài An Lão)Thực hiện Chỉ thị 15 của  ban thường vụ thành ủy "về thực hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện An Lão tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, góp phần  tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời duy trì những nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục, phù hợp với đạo lý, tư tưởng nhân văn trong việc xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay..

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền như thông tin cổ động trực quan, thơ ca, hò vè, các hội nghị tọa đàm, qua hệ thống phát thanh, truyền thanh, đã tuyên truyền sâu rộng các nội dung chỉ thị đên cán bộ đảng viên và nhân dân, thu hút đông đảo quân chứng nhân dân tích cực hưởng ứng. Các cấp ủy, chính quyền đã ban hành các nghị quyết có nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, triển khai thực hiện đến cơ sở, khu dân cư. Chỉ đạo tổ chức xây dựng mô hình điểm về việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống văn minh, từng bước nhân ra diện rộng. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện với vai trò là đơn vị thường trực phối hợp với các phòng, ban, cán bộ phụ trách văn hóa các xã, thị trấn đôn đốc, theo dõi việc thực hiện, gắn việc thực hiện chỉ thị với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tăng cường hướng dẫn cơ sở bổ sung nội dung quy định về việc cưới, việc tang vào quy ước thôn, làng phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương. Đến nay tình hình thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã dần đi vào nền nếp. Trong việc cưới, hầu hết các đám cưới đã được tổ chức theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm theo quy định, giảm bớt các thủ tục rườm rà, gây tốn kém lãng phí. Hiện tượng ăn uống linh đình, phô trương hình thức, mời cỗ tràn lan mang tính vụ lợi đã giảm nhiều, không còn tình trạng sử dụng công quỹ cơ quan làm quà mừng, trong đám cưới không còn hiện tượng đem thuốc lá mời khách, mở nhạc quá to và quá 22 giờ, tình trạng uống rượu say gây rối trật tự thôn xóm giảm hẳn. Các nghi lế theo phong tục trước và sau khi cưới được tổ chức giản tiện, trang phục cô dâu, chú rể phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc. Hiên tượng tảo hôn được khắc phục cơ bản, không còn hiện tượng cưỡng ép cưới, thách cưới. Đã hình thành những nét đẹp trng việc cưới, thắp hương tổ tiên tại các từ đường, dòng họ.

Về việc tang cũng có nhiều chuyển biến, đa số các đám tang đều tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự công cộng. Ban tang lễ thôn phối hợp với gia đình tang chủ tổ chức nghi lễ bảo đảm trang nghiêm, đúng thời gian quy định, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, giảm tình trạng rải vàng mã trên đường đưa tang, các tuần tiết sau đám tang gọn nhẹ hơn. Một số làng văn hóa có  quy định đóng góp vật chất, công sức, động viên, giúp đỡ gia đình có người qua đời giảm bớt khó khăn để lo toan chu đáo việc tổ chức tang lễ, điển hình như làng văn hóa Phương Hạ xã Chiến Thắng, làng Cát Tiên xã Quang Trung, làng Lương Câu xã Tân Viên, làng Đại Hoàn xã Tân Dân, làng Xuân Sơn, Bách Phương 2 xã An Thắng. Đặc biệt 100% đám hiếu ở làng văn hóa Trực Trang xã Bát Trang đã thực hiện không làm cỗ, là mô hình điểm của huyện đang được các địa phương học tập, nhân rộng.

Trong hoạt động tổ chức lễ hội đã bám sát các văn bản pháp luật của Nhà nước về tổ chức và quản lý. Việc tổ chức lễ hội linh đình, hoành tráng, phô trương hình thức, khuếch đại âm thanh... gây tốn kém tiền của, mất trật tự công cộng, gây ách tắc giao thông đã giảm. Hội làng được tổ chức vào dịp đầu xuân, theo quy định của hương ước, quy ước, đã phát huy được nét đẹp văn hóa làng, gắn với những quy ước nếp sống mới như động viên khen thưởng đối với các gia đình có con đạt học sinh giỏi, các cháu đỗ đạt. Nhiều lễ hội truyền thống tốt đẹp được khôi phục, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo đảm tính trang nghiêm, tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong nhân dân, như lế hội đua thuyền tại làng văn hóa Trực Trang xã Bát Trang, hội vật làng văn hóa PHủ Niệm xã Thái Sơm, liên hoan các CLB chèo làng văn hóa kinh điền xã Tân Viên, làng  văn hóa Quán Trang, Thượng Trang xã Bát Trang. Các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, ngày truyền thống của địa phương, phát huy tinh thần tiết kiệm chỉ tổ chức vào các năm chẵn hoặc 5 năm một lần, bảo đảm tính trang nghiêm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho cán bộ, nhân dân trong huyện.

Đồng chí Bùi Đức Bốn Trưởng phòng văn hóa – thông tin huyện, cho biết: Xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở An Lão đã có chuyển biến tích cực, tác động đến hành động qua các mô hình, song sức lan tỏa còn hạn chế. Trên thực tế vẫn còn tái diễn một số đám cưới tổ chức dài ngày, ăn uống linh đình, mở nhạc to. Trong việc tang, vẫn còn bày cỗ mời khách, đốt nhiều vàng mã; một số địa phương dù đã có quy hoạch khu nghĩa trang, song chưa được khoa học, hợp lý. Thêm vào đó, hiện đang có xu thế xây lăng mộ với quy mô lớn, dẫn đến lộn xộn, gây lãng phí đất đai. Công tác quản lý một số lễ hội chưa chặt chẽ, hình thức tổ chức còn đơn điệu, vẫn còn tình trạng mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong lễ hội.

Để việc cưới, việc tang, lễ hội thực hiện theo nếp sống văn minh có sức lan tỏa sâu rộng hơn, huyện An Lão tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp nhân dân, trước hết nêu cao tính tiền phong, gương mẫu  của đội ngũ cán bộ, đảng viên để quần chúng và nhân dân noi theo. Tiếp tục nâng cao chất lượng các danh hiệu gia đình văn hóa, cơ quan công sở văn minh, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn việc thực hiện Chỉ thị 15 với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thu Hà

Ý kiến bạn đọc (0)