(Đài An Lão) Quần thể khu di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia núi voi huyện An Lão từ lâu đã là một địa chỉ hấp dẫn, điểm đến thăm qua, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài thành phố. núi voi miền đất lịch sử giàu tiềm năng mỗi độ tết đến xuân về lại rộn ràng những ngày lễ hội tràn đầy sức xuân, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữa giải đồng bằng bát ngát xanh tươi, Núi Voi có tự lâu đời, mang dáng hình con voi phục. Khoác trên mình màu xanh đá xám rêu phong. Khu di tích lịch sử danh thắng núi voi chứa đựng nhiều tiềm năng lịch sử đáng trân trọng. Khảo cổ học đã từng khai quật, chứng minh rằng những hiện vật đồ đá, đồ đồng cho thấy bước chân con người đã từng quần cư, sinh sống ở đây mấy ngàn năm về trước. Và cũng ở đó những bản du mục ca đầu tiên về sức sống đoàn tụ của con người, yêu thương gắn bó, đã vang lên ở miền đất cổ này. Núi voi trường tồn với thời gian năm tháng gắn liền vói lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trở về với cội nguồn từ thời Nữ tướng Lê Chân đánh giặc, núi Voi đã là một dấu ấn đậm nét, một điểm quan trọng trong chiến đấu, bảo vệ giang sơn bờ cõi cảu nghĩa quân vùng quê An Lão, dưới cờ trận đầy hoà khí chống xâm lăng. Thời nhà Mạc, núi voi cũng là địa điểm trọng yếu với các địa danh Thùng Gianh, Đấu đong quân, sông Đào nhà Mạc... trong trận chiến hào hùng giữ gìn giang sơn bờ cõi. Thế rồi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi voi ghi đậm những chiến công của quân và dân An Lão với lời thể bất tử:
“Đứng trên đỉnh núi ta thề. Không giết được giặc không về núi Voi”. Đã góp phần không nhỏ vào truyền thống hào hùng trung dũng quyết thắng của thành phố cảng. Không những mang đậm những di tích lịch sử, Núi voi còn là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Trong lòng núi đá chứa đựng một loạt các hang động kỳ thú, các di tích lịch sử như hang Họng Voi, hang già Vị, hang thành uỷ. Các danh thắng nam tào bắc đẩu, Vàm chúa thượng, vàm chúa hai, bàn cờ tiên, chùa hang, đình chùa chi Lai, những công trình tín ngưỡng tâm linh cổ kính được xây dựng từ lâu, phụng thờ các anh hùng dân tộc có công với dân với nước, thể hiện sâu sắc truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của người dân địa phương, niềm tự hào của người dân An lão trong đấu tranh với thiên hniên, giặc dã, xây dựng quê hương...
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước và thành phố. Những năm gần đây khu di tích lịch sử danh thắng Núi Voi, không những được bảo vệ giữ gìn mà còn được tu bổ, đầu tư, tôn tạo, trở thành một địa chỉ thăm quan, du lịch đẹp hướng về cội nguồn của đông đảo du khách. Năm nay, huyện An Lão tiếp tục tổ chức lễ hội cấp vùng từ ngày 10-16 tháng giêng âm lịch. Với nhiều hoạt động lễ và hội diễn ra phong phú, hấp dẫn sinh động. Phần lễ được tổ chức dâng hương long trọng, trang nghiêm tại đình chùa Chi lai, đền thờ nữ tướng Lê Chân. Phần hội mở màn với màn trống hội, đầy hào khí thể hiện tinh thần thượng võ dân tộc, chương trình nghệ thuật chào mừng. Ngoài ra, trong 6 ngày hội còn có các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại rộn ràng, náo nhiệt như chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, giải bóng chuyền, vật tự do, hội chợ thương mại ẩm thực, các trò chơi dân gian cờ tướng, đi cầu thùm, chọi gà, hội thi kéo lửa thổi cơm, liên hoan ca múa nhạc công nông binh.
Mùa xuân mùa của lễ hội, đầu năm đi dâng hương, ngắm cảnh tại lễ hội truyền thống núi Voi bước chân du khách không chỉ được chứng kiến một tiềm năng di tích lịch sử danh thắng đầy ý nghĩa sâu sắc. Mà còn được hoà mình trong không khí của những ngày lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc ở một vùng quê đã và đang đi lên trong thời kỳ đổi mới.
Thu Hà