Đảng bộ huyện An Lão 70 năm một chặng đường Phần I: Xây dựng lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (tháng 8 năm 1945)

08-09-2016 1431

Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Kiến An và Đảng bộ Hải Phòng được thành lập để lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương, thời kì này ở huyện An Lão đã có Nhóm thanh niên cách mạng đồng chí hội, do đồng chí Trần Công Thái lãnh đạo, cơ sở cách mạng lúc đầu ở Trực Đào xã Quốc Tuấn, sau phát triển sang Hạ Câu, Bát Trang và Đại Hoàng (Tân Dân) … đi lên cùng với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng ở huyện An Lão phát triển khắp nơi, cờ và biểu ngữ xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn và trên đỉnh Núi Voi để kêu gọi nhân dân đấu tranh chống đế quốc phong kiến ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh … nhiều nhóm  chính trị hoạt động tích cực gây cơ sở ở nhiều nơi như Mĩ Lang (Mĩ Đức), Xuân Đài (Trường Thọ)… vận động nhân dân tổ chức sản xuất và chờ thời cơ để nổi dậy giành chính quyền. Cuối năm 1944, tổ chức Thanh niên cứu quốc được thành lập ở Câu Trung đã vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, cơ sở Việt Minh ở Câu Trung, Hạ Câu, Bách Phương, Xuân Đài, Mĩ Lang, Kim Châm… và nhiều nơi khác đã thu hút đông đảo quần chúng yêu nước tham gia hưởng ứng tích cực, vừa tuyên truyền, vừa đấu tranh vũ trang gây nhưng tiếng vang lớn trong vùng.

Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, đêm 16 rạng ngày 17 tháng 8 năm 1945 Tự vệ An Lão vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc, đã xuất phát từ căn cứ Câu Trung cùng đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh vũ trang đột nhập vào huyện lỵ. Trước uy lực và sức mạnh của chúng ta, tên Tri huyện cùng toàn bộ lĩnh tráng đã hạ súng đầu hàng, nộp ấn tín, tài liệu và vũ khí cho cách mạng. Thừa thắng xông lên, tự vệ An Lão đã vượt sông Lạch Tray đột nhập vào huyện đường An Dương uy hiếp Tri huyện An Dương thu nhiều vũ khí. Trên đường về còn đánh chiếm được một ca nô chở đầy dầu của Nhật đỗ tạị bến Cần Trục (xã Trường Thành  ngày nay) đã gây tiếng vang lớn làm cho địch hoàng sợ không giám hoạt động. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội đã mở ra và giành nhiều thắng lợi to lớn, trong không khí cách mạng sục sôi nổ ra ở khắp nơi, để tranh thủ thời cơ, ngày 21 tháng 8 năm 1945 Ban lãnh đạo Việt Minh huyện An Lão chia làm 3 mũi  tấn công, mũi thứ nhất do đồng chí Quốc Hiệu chỉ huy đột nhập "Nhà dây thép", cắt đứt mạng lưới thông tin liên lạc của địch; mũi thứ hai do đồng chí Nguyễn Hán (tức đồng chí Phan Hiền) đột nhập vào dinh tỉnh trưởng bắt y đầu hàng; mũi thứ ba do đồng chí Trần Quý chỉ huy tước vũ khí trại Bảo An Binh thu 62 súng, 1 xe vận tải, 30 nghìn đồng Đông Dương, trận đánh đã thắng lợi hoàn toàn. Trước tình hình chuyển biến thuận lợi đó huyện đã khẩn trương củng cố, xây dựng lực lượng, cùng với tự vệ huyện Kiến Thuỵ, huyện Tiên Lãng và hàng vạn quần chúng nhân dân tham gia giành chính quyền ở tỉnh Kiến An.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945 tự vệ An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, An Dương và nhân dân Hải Phòng tập trung tại nhà hát thành phố tổ chức mít tinh chào mừng Uỷ ban cách mạng lâm thời Hải Phòng ra đời, chính quyền cách mạng ở Hải Phòng chính thức được thành lập. Tiếp đó ngày 24 tháng 8 năm 1945 chính quyền cách mạng ở tỉnh Kiến An được thành lập và ngày 25 tháng 8 năm 1945 chính quyền cách mạng huyện An Lão cũng chính thức được thành lập - đồng chí Nguyễn Văn Quynh làm chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời lúc đó.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở An Lão diễn ra nhanh gọn, không có đổ máu. Thắng lợi đó là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là những người con ưu tú của quê hương.

                                                                                                     Còn nữa

                                                                                 BT: Nguyễn Hải

 

Ý kiến bạn đọc (0)