VỀ THĂM LÀNG TRỰC HÔM NAY

13-03-2017 2445

Đã lâu chúng tôi mới có dịp về thăm làng Trực Trang xã Bát Trang. Qua con đường 301 gập ghềnh sỏi đá, xuống cấp là con đường trải nhựa liền kề với dòng kênh xanh mát vào làng. Nhà lối nhà đua nhau xây dựng. Trong cái rét ngọt của thời tiết  song chúng tôi thật thấy ấm lòng về vùng đất và con người nơi đây. Một làng Trực Trang có cả quá khứ và hiện tại đã và đang đi lên trong xây dựng và phát triển.

Vùng quê tiềm tàng truyền thống lịch sử và văn hoá

Ngược dòng thời gian từ xa xưa vùng đất này còn hoang sơ của đầm lầy, hoang vu sú, vẹt, chim muông. Song bước chân của các bậc tiền nhân đã đến đây khai sáng, lập ấp, mưu sinh kiến tạo cuộc sống. Đất lành, chim đậu cha ông ta cứ kiên trì, nhẫn nại đấu tranh với thiên tai. Một vùng đất trũng ven sông cứ  ngày dần được bồi đắp. Đất với người lăn lộn dựng làng gieo mầm sự sống. Để rồi vùng quê Trực Trang đời nối đời bao thế hệ dựng xây đến ngày nay. Một vùng quê đất trũng có cả bề dày lịch sử. Người dân gắn bó keo sơn chống chọi với thiên tai bão tố. Những cuộc binh biến chống xâm lăng đã sớm đi theo nghĩa quân chính nghĩa chống bạo tàn sâm lược. Thế rồi từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, người dân làng Trực đã trọn một lòng đi theo Đảng. Chế độ thực dân phong kiến đô hộ đàn áp. Song người dân làng Trực vẫn tin tưởng ở cách mạng. Để rồi cách mạng mùa thu tháng 8/1945 nhân dân trực Trang cùng cả nước vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền cách mạng về tay. Cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian nan thử thách làng Trực Trang là một trong những địa chỉ cách mạng của xã Bát Trang. Những mái nhà tranh nghèo xơ xác là cơ sở hoạt động, nuôi dấu cán bộ Việt Minh, dân quân du kích. Ngôi chùa làng cũng là cơ sở cho kháng chiến của địa phương. Lịch sử đảng bộ xã Bát Trang còn ghi: giai đoạn 1946 - 1954 làng Trực phải chịu nhiều trận càn ác liệt của giặc. Nhà cửa bị đốt cháy cày phá, người dân bị khủng bố tàn sát. Nhiều cha bác bị địch bắt, tra tấn dã nam. Song trước mũi súng kẻ thù và sự hung bạo, uy hiếp người dân làng Trực vẫn nêu cao khí tiết quả cảm tất cả hy sinh cho kháng chiến. Đi trên mảnh đất làng Trực hôm nay ngược về quá khứ vẫn còn thấm sâu mỗi tên đất, tên người thắm đỏ chiến công, sự hy sinh mất mát lớn lao. Truyền thống cách mạng của quê hương lại được nối dài với lớp lớp cha anh đã nối tiếp nhau lên đường bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới. Một làng quê thật tự hào có tới 11 bà mẹ được Đảng và nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng, 55 liệt sỹ và những thương binh, bệnh binh,..Tất cả đã góp phần làm dày thêm cuốn lịch sử vàng truyền thống lịch sử Đảng bộ xã Bát Trang, xã Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Niềm tự hào mãi mãi cho hôm nay và cho cả mai sau.

***

Và cũng từ xa xưa tuy cuộc sống của người dân còn gian nan vất vả mọi bề. Song làng Trực vẫn luôn là một khối gắn kết “tối lửa tắt đèn”, thương yêu đùm bọc, gắn bó thuỷ chung. Nhân lễ trí nghĩa hoà đồng gieo vào cộng đồng làng xã với bao nghĩa cử nhân văn cao đẹp. Ngày xưa ấy làng Trực cũng có ngôi đình cổ kính được dân làng chung lưng đấu cật gây dựng để thờ Đức Thành Hoàng của làng, là nơi hội tụ của làng. Hàng năm làng mở hội vào ngày 10/2 âm lịch với các lễ tiết trang trọng như: dâng hương, tế lễ, vào hội đình đám với những đêm chèo, diễn kịch,  ca hát, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mà giờ đây vẫn được giữ gìn phát huy. Ngôi chùa làng qua biến cố của thời gian nay được tôn tạo dựng xây góp phần làm đẹp cảnh quan, hướng thiện người dân sống “tốt đời, đẹp đạo” ..Một làng Trực hôm nay cứ lưu truyền gìn giữ nét đẹp nề nếp gia phong trên kính dưới nhường từ gia đình đến dòng họ làng xã. Nghĩa cử tri ân, nhân văn, bao dung, độ lượng, cứ được nhân lên, lan toả.

***

Chung sức đồng lòng xây dựng quê hương

 

Những ngày này không khí của những ngày đầu xuân năm mới vẫn còn hiển hiện rõ ở miền đất và con người nơi đây. Đường quê, ngõ xóm phấp phới màu cờ Tổ quốc. Nhà nhà náo nức rộn ràng sức sống của mùa xuân. Bước chân người tất bật cho lễ hội đua thuyền truyền thống lần thứ 7 được tổ chức với quy mô lớn, nề nếp náo nức lòng dân. Thật tất bật với công việc của làng song các anh Mai Đức Tính nguyên Bí thư chi bộ, Phan Văn Đệ Bí thư chi bộ  - Trường ban công tác mặt trận, Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Bí thư chi bộ... cùng các cán bộ thôn đã giành cho chúng tôpi khoàng thời gian quý hiếm thông tin búc tranh kinh tế xã hội của làng. Hai mươi năm trước đây Trực Trang là một trong số đơn vị sớm nhất của huyện An Lão phát động xây dựng làng văn hóa. Phải chăng ý Đảng lòng dân đã sớm hòa hợp. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văm hóa ở khu dân cư" như một nhu cầu tất yếu với vùng quê nơi đâty. Chằng những vậy mà chỉ sau 2 năm làng đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện. 5 năm sau năm 2002 làng vinh dự được công nhận danh hiệu làng văn hóa cấp thành phố. Qua đó khẳng định sự đồng thuận quyết tâm cao của dân làng. Sức lan tỏa của một phong trào đi vào thực tiễn cuộc sống trên quê hương yêu dấu Trực Trang. Cùng Bí thư Chi bộ Phan Văn Đệ rảo bước quanh làng, ra đồng chúng tôi "mục đích sở thị" chứng kiến sự đổi thay khá toàn diện của làng.

Vẫn mảnh đất ấy, con người ấy mà giờ đây làng thực thay đổi ttừ tư duy đến nhận thức và việc làm vươn lên làm giàu chính đáng. Những vườn vải trong làng được duy trì với 5 - 6000 cây đang rộ hoa xanh mướt là nguồn thu nhập đáng kể hàng năm của người dân. Đặc biệt là cây thanh long giờ đây đã "lên ngôi"; về thu nhập hiệu quả kinh tế. Người dân năng động nắm bắt thị trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích 30 mẫu đất trồng thanh long. Chúng tôi thực ngỡ ngàng với cả một vùng cây ăn quả ven sông Đa Độ của làng với 11 ha. Cây thanh long là chủ lực trải dài, vươn rộng các vườn nhà, đường đi, mướt xanh, khoe sắc cả một vùng ven sông. Gia đình Anh Đào Văn Sáu ở đó với hơn 1 mẫu đất trồng hơn 400 gốc thanh long. Theo anh năm 2016 vừa qua thu 5 tấn quả với giá bán từ 15 - 20.000đ/kg. Lợi ích kinh tế quả thật lớn so với nhà nông. Còn hàng năm các hộ dân của làng thu nhập 50 - 60 tấn thanh long. Một con số đáng thuyết phục.

Ngoài ra làng cũng còn những trang trại, gia trại quy mô nhỏ, những mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, buôn bán. Phục vụ phát triển kinh tế và xây dựng như:  1 máy gặt đập liên hợp, 7 máy làm đất, 2 máy cày, 7 máy xay xát; 6 xe ô tô vận chuyển, 2 xưởng cơ khí... ngày ngày hơn 700 lao động con em của làng đi làm các ngành nghề gần xa góp phần tằng thu nhập kinh tế hộ, nâng cao đời sống, hạ tỷ lệ hộ nghèo của thôn xuống còn dưới 1%.

          Kinh tế phát triển những năm gần đây làng Trực Trang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đặc biệt là phong trào “toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nội lực sức dân được phát huy cùng với sự hỗ trợ của thành phố 100% đường ngõ xóm được bê tông hoá. Nhân dân địa phương hào hứng làm 31 tuyến đường ngõ xóm, 7 tuyến đường chính, mặt đường rộng từ 3m trở lên. Trong đó có cả những tuyến đường ra khu dân cư ven sông, đường nội đồng phục vụ thiết thực cho giao thông đi lại, sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo thống kê của thôn nhân dân địa phương đã huy động đóng góp hơn 3 tỷ đồng làm đường giao thông, hiến gần 3000m2 đất thổ cư và nhiều ngày công lao động. Một số hộ gia đình khu dân cư ven sông đóng góp hàng chục triệu đồng làm đường. Quy chế dân chủ được thực hiện với việc dân biết, dân làm, dân kiểm tra. Tuyến đường trước làm xong, tuyến đường sau làm tiếp. Đường nối đường dài ra trong niềm phấn khởi hân hoan của dân làng. Do vậy mà giờ đây làng Trực Trang đã chững chạc, khang trang những con đường rộng rãi, rộng mở cùng với lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng làm đẹp cảnh quan môi trường, xanh sạch, đẹp, văn minh đến từng ngõ xóm. Bức tranh nông thôn mới bừng tươi với những ngôi nhà cao tầng, hiện đại, những từ đường dòng họ bề thế, trang nghiêm. Một trung tâm văn hoá làng to rộng có diện tích vài nghìn m2 là nơi hội họp, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân.

*

*     *

 

Về Trực Trang chúng ta còn bắt gặp những nét đẹp của một làng văn hóa đáng trân trọng. Đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị 15 của Thành ủy về "Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Thưo lãnh đạo thôn cho biết những năm qua làng có đến gần 30 đám tang người qua đời được hỏa táng. Các gia đình tang hiếu đều tổ chức việc tang gọn nhẹ, tiết kiệm, hạn chế tối đa về ăn uống sinh hoạt song vẫn bảo đảm nghĩa cử, tình nghĩa. Tình làng nghĩa xóm đầm ấm, yên vui. Xây dựng làng văn hóa là giữ gìn nét đẹp thuần phong mỹ tục. Các gia đình, dòng họ thi đua xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa. Xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài với 15 dòng họ có quỹ khuyến học động viên khen thưởng các em vươn lên trong học tập. Các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, TDTT được nhân dân tích cực tham gia nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh như: Câu lạc bộ chèo, cầu lông, dưỡng sinh, đội tế nam, nữ; thể dục dưỡng sinh người cao tuổi... Bóng đá, bóng chuyển thanh thiếu niên, học sinh; cờ tướng...

*

*    *

Làng văn hóa Trực Trang với 1 chi bộ Đảng có số đảng viên khá cao 55 đảng viên. Trong đó 28 đảng viên đã được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên. Chi bộ luôn là hạt nhân chính trị nêu cao năng lực vai trò sự lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên. Quy tụ tập hợp các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương. Thực hiện hương ước làng văn hóa đề ra. Các tổ chức đoàn thể nâng cao chất lượng hoạt động với các phong trào thi đua. Hàng năm Trực Trang luôn là đơn vị được xã đánh giá cao về mọi mặt.

*

*    *

Hai mươi năm xây dựng làng văn hóa là chặng đường phát triển đi lên của mảnh đất và con người nơi đây. Yếu tố quan trọng nhất mà Trực Trang gặt hái những kết quả toàn diện là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tinh thần ý chí nghị lực, tự lực, tự cường. Sự đồng thuận quyết tâm cao của mỗi người dân. Niềm tự hào kiêu hãnh về mảnh đất quê hương là động lực to lớn đề vùng quê nơi đây đi lên trong "Thiên thời địa lợi nhân hòa". Một làng Trực Trang những ngày này hồ hởi náo nức đón chờ lễ hội đua thuyền truyền thống vốn có từ xưa. Dòng kênh lớn mát xanh chạy dài  lăn tăn sóng nước với những con thuyền đẹp mắt, những trai tài, gái đảm thi đua luyện tập sáng chiều với hàng trăm vận động viên. Đề rồi mỗi mái chèo, thuyền đua thỏa sức lượt sóng trên dòng kênh quê hương. Bát Trang mảnh đất anh hùng. Trong âm vang của mùa xuân ở đó có một làng quê đầy dấu ấn giang rộng vòng tay đón đợi mọi người về đây hội tụ chung vui thêm một lần  trải nghiệm với đất và người Trực Trang gần gũi, mến yêu.

                                                                                                  Vũ Hợp                                        

 

 

 

Ý kiến bạn đọc (0)